Soạn nội dung Brochure - Tờ quảng cáo doanh nghiệp

Hãy gọi ngay cho MCC. MCC sẽ biến Brochure/Profile của doanh nghiệp bạn thành công cụ hữu hiệu giúp bạn thu được mẻ lưới lớn cho các thương vụ của mình.

Viết bài PR - Bài doanh nghiệp tự giới thiệu, quảng bá

Để bán hàng cho bạn, chúng tôi RAO.
Nhưng người ta KHÔNG BIẾT ĐÓ LÀ RAO HÀNG.
Bởi chúng tôi có CÁCH RAO KHÁC LẠ.

Dịch vụ Chấp bút - Viết sách - Ebook - Hồi ký - Tự thuật

Bạn sẽ cho ra đời những cuốn sách hay, những bài viết tốt. Bạn sẽ tạo ra được một phong cách nổi bật, độc đáo và khác lạ của riêng mình.

Soạn bản tin điện tử Doanh nghiệp

Qua các bản tin định kỳ của doanh nghiệp bạn, chúng tôi chủ trương nói về những điều khách hàng bạn muốn nghe, về lợi ích/ giải pháp/ giá trị thiết thực cho cuộc sống và công việc kinh doanh của họ.

Soạn Thông cáo Báo chí

Làm sao để doanh nghiệp của bạn trở nên nổi trội, thu hút được mọi ánh nhìn háo hức dồn về? MCC đang chờ để cắm trồng cây lúa doanh nghiệp bạn nổi bật giữa cánh đồng truyền thông!

Soạn Thư Chào hàng - Thư Bán hàng

Bạn biết phải làm gì để sản phẩm hay dịch vụ của bạn trở nên độc đáo. MCC biết phải làm gì để khách hàng nhận ra một cách thích thú những ích lợi độc đáo bạn mang đến cho họ.

Soạn Bài phát biểu - Diễn văn

Bạn sẽ lôi kéo được sự chú ý của người nghe. Bạn sẽ tạo được sức hút bản thân, lấy được lòng tin, chạm vào cảm xúc, khơi gợi suy nghĩ, thúc giục hành động… nơi khán giả của mình.

Soạn Nội dung Website

Bạn sẽ có được nhiều khách viếng, nhận được nhiều cú nhấp chuột và nhiều cuộc gọi. Website của bạn sẽ bắt đầu làm việc cật lực cho công cuộc kinh doanh của bạn.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Email Marketing: Ngắn, Trung, hay Dài?


Email Marketing: Ngắn, Trung, hay Dài hạn? (1)
Email marketing có nhiều dạng loại khác nhau, nhắm đến một số mục tiêu khác nhau.

Có loại thì nhằm ‘bắt’ người đọc mục tiêu phải mua một sản phẩm cụ thể. Có loại thì ‘dụ’ người đọc nhanh tay tóm lấy một cơ hội đặc biệt nào đó (phiếu giảm giá, coupon, v.v.). Số khác thì nhằm mục tiêu ‘hút’ lượng khách truy cập đổ dồn vào website hay Facebook.

Gửi email marketing, bạn nên biết mục tiêu của mình là gì để có cách phân loại rõ ràng, để có hình thức và nội dung thích hợp, và để tạo ra nhiều hành động ứng đáp hơn từ phía người đọc.

MCC xin giới thiệu đến bạn ít nhất ba dạng loại email marketing sau đây để bạn tham khảo:

Email Marketing: Ngắn, Trung, hay Dài hạn? (2)+ Dạng Email ngắn hạn. Thường thì dạng email marketing này chủ yếu đưa ra một lời trực tiếp kêu gọi người đọc hành động tức thì. Thí dụ, bạn muốn người nhận email nhấp chuột vào nút bấm hay đường link để vào website bạn, để đăng ký nhận email newsletter, để đặt hàng, hay để nhận phiếu giảm giá, coupon chẳng hạn. Các email dạng này cần ngắn gọn, và chỉ nên chứa một lời kêu gọi hành động để có thể tạo ra một hành động hưởng ứng lập tức.

Trường hợp điển hình: Trước dịp Father’s Day vừa rồi, trang mạng Amazon.com đã cho gửi đi một loạt email với chủ đề, “Kindle Fire for Father’s Day.” Email đó được thiết kế với hình thức khá đơn giản, chỉ hiển thị hình ảnh một chiếc máy tính bảng Kindle Fire mà thôi, và nếu nhấp chuột vào hình ảnh đó, độc giả sẽ được đưa vào một website để lập tức đặt hàng mua chiếc Kindle Fire cho đúng vào dịp Father’s Day.

+ Dạng Email trung hạn. Dùng email marketing dạng này, bạn cũng nên chỉ đưa ra một lời kêu gọi hành động hưởng ứng từ người nhận mà thôi, nhưng có cái khác là bạn nên lồng vào đó một ít thông tin – có thể là vài dòng mô tả tổng quát về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó của bạn – và để cho người nhận có chút thời giờ để suy nghĩ và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Có thể mục tiêu bạn nhắm đến ở đây là mời gọi người nhận suy nghĩ và dành chút thì giờ để gọi điện đến văn phòng bạn, hoặc ghé thăm công ty bạn, tham gia một cuộc khảo sát, hay nhanh tay để nhận lấy một cơ hội khuyến mãi.

Trường hợp điển hình: cách đây không lâu, hãng Ford đã cho gửi loạt email marketing có hình ảnh các coupon có thể in ra được, để người nhận dùng nó mà tham gia lái thử dòng xe Ford mới.

Email Marketing: Ngắn, Trung, hay Dài hạn? (3)
+ Dạng Email dài hạn. Điển hình cho dạng email marketing này là các email newsletter, các bản tin định kỳ mang tính chất chủ yếu cung cấp thông tin. Và đương nhiên, chúng có mục tiêu dài hạn; bạn có thể dùng chúng để giữ mối liên hệ hữu hảo với khách hàng, bạn hàng, hay cung cấp các thông tin hữu ích cho khách tiềm năng, nhằm khắc sâu hình ảnh hay thương hiệu của doanh nghiệp bạn trong lòng khách hàng.

Trường hợp điển hình: Blanchard and Company, một hãng chuyên giao dịch đầu tư vàng và kim loại quý hiếm, thường gửi các email newsletter truyền tải rất nhiều thông tin hữu ích và kịp thời về thị trường và về các sản phẩm hãng này bán.

Đến đây, bạn đã có ý tưởng gì cho các email marketing sắp tới của bạn chưa? Bạn tính sẽ dùng dạng loại email nào? Ngắn? Trung? Dài? Và với nội dung thế nào để tạo ra được dấu ấn riêng và làm dấy lên nhiều hành động hưởng ứng nhất? Có điều bạn cần lưu ý là phải tránh tiệt chuyện gửi đi một email ‘tả pín lù,’ trộn lẫn cả ba dạng loại vừa trình bày ở trên. Sẽ thiếu hiệu quả nếu bạn gửi đi một email thuộc dạng ngắn nhưng lại chứa rất nhiều thông tin. Và chuyện cũng sẽ chẳng tới đâu nếu bạn gửi đi một newsletter cung cấp thông tin mà lại trộn vào đó rất nhiều lời mời gọi đánh đố người đọc, khiến họ mất tập trung nắm bắt các thông tin hữu ích bạn đang cung cấp miễn phí cho họ.

Email Marketing: Ngắn, Trung, hay Dài hạn? (4

Và tóm lại, biết tập trung chính xác vào điều bạn muốn khách hàng mình thực hiện, xem như bạn đã nắm được trong tay một công thức để đảm bảo chiếc lưới email marketing của bạn sẽ ‘hốt’ được nhiều mẻ cá ngon.

Và cũng đừng quên liên hệ với MCC nếu bạn đang phải vật lộn tìm kiếm cách thức hiệu quả để triển khai một chiến dịch email marketing của mình.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Cứ viết như đang... làm bếp!


Viết copy như làm bếpTea Silvestre cho biết rằng bạn có thể dùng các kỹ thuật nấu nướng để tạo ra một bản viết quảng cáo ăn tiền.

Đầu tiên, MCC mời bạn đọc qua một bài viết của tác giả Tea Silvestre (cái tên nghe có vẻ 'ăn uống' quá nhỉ? Mà đúng là thế, cô này là trước tiên là dân sành ăn, dân copywriter, dân huấn luyện marketing thứ thiệt). 

Bài viết này khá thú vị, có tựa như sau: Can’t Attract a Crowd of Hungry Readers? Five Ingredients Your Blog Posts May Be Missing” (Tạm dịch: “Có thể lôi cuốn được một Đám đông Độc giả đang đói bụng không? Năm thành phần các bài viết trên blog của bạn có thể đang thiếu,”).

Bài viết dài, nhưng chung quy là nhằm chia sẻ với bạn cách xào trộn năm loại gia vị nấu ăn kinh điển xưa nay vào bản viết quảng cáo của bạn.

Và dưới đây, MCC xin tóm tắt lại về năm loại gia vị tác giả kể ra và cách xào trộn chế biến chúng làm sao để cho ra các "món ăn" hấp dẫn:

Viết copy như làm bếp 1
NGỌT

NGỌT – “Đây là cái nhìn về một thứ thế giới hoàn hảo nơi khách hàng lý tưởng của bạn” Silvestre viết thế. Và để dùng loại gia vị này, khi viết, bạn hãy cho người đọc của mình biết rằng cuộc sống họ sẽ nên thú vị dường nào sau khi họ mua dùng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Viết copy như làm bếp 2
CHUA

CHUA – Tức là nhắc cho người đọc mồn một nhớ rõ về những gì mất mát, những nỗi sợ hay những điều kinh khủng đang làm tổn hại đến cuộc sống họ, hoặc những khát vọng lớn lao họ đang ấp ủ trong lòng. Rồi cho họ biết rằng bạn có giải pháp, rằng việc làm ăn với bạn sẽ lập tức giúp họ giải quyết được các vấn đề họ đang gặp phải, để họ có được một cuộc sống tốt đẹp và như ý hơn.

Viết copy như làm bếp 3
MẶN :)

MẶN – Loại gia vị này có thể hiểu là ám chỉ về giọng điệu riêng biệt, đặc trưng của bạn trong lúc trò chuyện (trong bản viết quảng cáo) với người đọc. Bạn cần làm sao đó để người đọc có cảm giác đang ở trong một cuộc trò chuyện riêng tư thân mật với bạn. Silvestre khuyên thế này: “Nên dùng đủ chữ ‘bạn’ để giúp người đọc cảm thấy như thể họ đang trò chuyện với một con người,” “nhưng cũng không lạm dụng quá đến độ người đọc không thể tập trung vào chính nội dung bạn cần chuyển tải.”

Viết copy như làm bếp 4
ĐẮNG

ĐẮNG – Bạn dùng loại gia vị này khi bạn muốn định hướng người đọc về điều gì đó, khi bạn cam kết với độc giả về điều gì đó. Nghĩa là bạn cam kết "giữ đúng lời bạn đã hứa với họ ở tiêu đề và đoạn mở đầu."

Viết copy như làm bếp 5
CAY

CAY (và đôi lúc, THƠM) – Để dùng gia vị này, bạn hãy thêm vào các tiêu đề mạnh mẽ, các hình ảnh sinh động bắt mắt người đọc, làm họ buộc phải chú ý.

Cứ viết như tay làm bếp vậy,” Silvestre gợi ý. “Chỉ cần tập luyện chút ít và có thái độ sẵn sàng vui vẻ tung tăng với các con chữ.”

MCC

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Nhận Ebook Mẫu thư Chào hàng [FREE]


Bạn thân mến,

Bạn sẽ không còn phải mất thì giờ và nhọc công tìm kiếm nơi này chỗ kia trên mạng để biết cách viết cho nên một thư chào hàng hiệu quả.

Vì tất cả những gì Bạn cần biết về việc viết thư chào hàng sẽ được cô đọng trình bày, với những hướng dẫn giải thích cụ thể và rõ ràng trong ebook MẪU THƯ CHÀO HÀNG 12 BƯỚC. Và Bạn chỉ việc dựa theo khung sườn đó để cho ra các thư chào hàng rao bán bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào của Bạn.

Đây là ebook MCC tặng Bạn. HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!

Ebook Thư chào hàng 12 bước

Bạn chỉ cần điền vài thông tin vào biểu mẫu bên dưới. MCC sẽ gửi ngay cho bạn cuốn eBook này.

Lưu ý

* Để tránh trường hợp Bạn không nhận được eBook sau khi đăng ký:

1) Bạn cần nhập CHÍNH XÁC Email vào Biểu mẫu.
2) Bạn cần kiểm tra hộp SPAM của mình.

* Nếu có gì thắc mắc, xin Bạn gọi vào số 0933.29.4567 hoặc để lại Comment bên dưới.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Lời khuyên về việc viết Thư chào hàng

Càng ngắn bao nhiêu, các thư chào hàng qua email của bạn càng dễ thúc giục người đọc hành động bấy nhiêu.


Lời khuyên về viết Email chào hàng

MCC mới đọc qua cuốn The Virtual Executive: How to Act Like a CEO Online and Offline của tác giả D. A. Benton. Đây không phải cuốn sách viết về marketing. Nhưng những lời tác giả khuyên về chuyện viết lách hay truyền thông sao cho rõ ràng lại áp dụng được vào lĩnh vực marketing và soạn thư chào hàng.

Dưới đây, MCC sẽ ghi lại một vài điều tác giả gợi ý trong sách, có thể giúp bạn cải thiện được cách viết và diễn đạt của mình qua các email hay thư chào hàng.

Muốn bảo người đọc làm năm việc gì đó, bạn hãy gửi cho họ năm email khác nhau. Nói cách khác, trong mỗi email, bạn chỉ nên để một lời kêu gọi người đọc làm một việc cụ thể nào đó. Đừng đưa cả năm lời kêu gọi vào một email duy nhất.

Thêm nhiều dấu chấm, bớt nhiều dấu phẩy. Làm thế, câu văn của bạn sẽ ngắn gọn hơn, rõ ràng và dễ đọc hơn.

Đối với lời kêu gọi người đọc làm điều gì đó, bạn đừng viết quá dài dòng. Benton khuyên bạn nên viết lời kêu gọi sao cho ngắn, có thể đặt vừa vào mặt sau của một danh thiếp. Ông nói: “Đọc các email ngắn, người nhận sẽ có hành động hưởng ứng nhanh hơn.”

Phải nhớ rằng dữ kiện thực tế thì mang tính thuyết phục hơn các quan điểm suy diễn. Nếu viết “Hệ thống chiếu sáng ngoài trời của chúng tôi tiêu thụ điện năng ít hơn 25% so với các hệ thống khác trên thị trường,” bạn sẽ dễ thuyết phục người đọc hơn là viết “Hệ thống chiếu sáng của chúng tôi là sản phẩm ưu việt nhất từ trước đến giờ.” Ở đây, khi viết thư chào hàng, bạn nên dùng các ý kiến nhận xét thực tế và tích cực của khách hàng để tăng thêm tính thuyết phục.

Viết câu cú sao cho hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp; đừng viết theo kiểu ngôn ngữ trên mạng lớp trẻ hay dùng. Benton viết rằng: “Tôi cho rằng viết một câu văn đàng hoàng nghiêm túc tức là thể hiện thái độ mình biết tôn trọng người đọc.”

Đọc đi đọc lại những câu bạn đã viết để xem chúng có đụng phải điều gì cấm kỵ, làm phiền lòng các đối tượng người đọc hay không.

Viết vài câu thân mật để người đọc thấy bạn thân thiện, nhờ đó họ dễ cởi mở trao đổi với bạn hơn. Và đây là hai câu mà Benton đề nghị:

* “Cuối tuần này tôi rảnh, có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn.”
* “Tôi rất mong nhận được những đề nghị của bạn.”
MCC

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Giữ chân Độc giả với Email Newsletter


Bạn vào một trang web nào đó, đọc được các bài viết hay, hấp dẫn và bổ ích, đúng những gì mình quan tâm, rồi thấy có mục đăng ký nhận newsletter (bản tin định kỳ) qua email, bạn liền đăng ký.

Khi một vài email newsletter đầu tiên vào hộp thư, bạn lập tức mở ra rồi đọc chúng ngay. Nhưng một thời gian sau, bạn thấy dường như các email newsletter đó bớt đi sức hấp dẫn so với lúc đầu. Đến một lúc, thấy các newsletter đó, bạn lưỡng lự không biết có nên mở chúng ra mà đọc hay không.

Và cuối cùng, sau một thời gian, bạn quyết định bỏ lơ chúng, hoặc đưa chúng vào mục spam (thư rác) hoặc unsubscribe (hủy đăng ký) chúng.

Đó là trường hợp rất thường xảy ra đối với các newsletter của phần lớn doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có thể có được lúc đầu một số lượng người đăng ký nhận newsletter đông đảo, và điều này rất quan trọng. Nhưng cái quan trọng hơn là làm sao đó để các newsletter giữ chân được độc giả đã đăng ký, làm họ trước sau như một, háo hức mở và đọc những gì bạn viết.
Email Newsletter - Viết Quảng cáo MCC

Hôm qua MCC đọc một bài viết của tác giả Amanda Gagnon về bản tin định kỳ qua email, thấy có vài mẹo nhỏ hay hay. Hôm nay, MCC tóm tắt chia sẻ lại vài ý cơ bản đó để bạn biết cách làm cho các newsletter giữ chân được các độc giả đã đăng ký nhận tin.

  • Kể trước các nội dung trong newsletter kế tiếp. Chẳng hạn trong nội dung newsletter lần này, bạn báo trước cho độc giả biết là trong newsletter lần tới, bạn sẽ chào hàng một sản phẩm, dịch vụ mới, hoặc sẽ đưa ra một vài lời khuyên bổ ích cho một vấn đề cụ thể nào đó. Dù nội dung số sắp tới của bạn là gì, thì việc ghi vài dòng thông báo trước như thế thường giúp làm gia tăng cơ hội độc giả sẽ mở và đọc email newsletter sắp tới của bạn.

  • Ghi thêm một dòng tóm tắt thời gian đọc newsletter. Tác giả Gagnon giải thích rằng bởi vì độc giả của bạn rất coi trọng thì giờ, nên cách tốt nhất là bạn nên ghi dưới cái tiêu đề của newsletter một dòng tóm tắt thời gian, chẳng hạn “Đọc bài này mất chừng ba đến bốn phút.” Như thế, người đọc sẽ có cảm giác yên tâm rằng họ sẽ không mất quá nhiều thì giờ với những gì họ sắp đọc.

  • Thông báo trước những thay đổi bạn sẽ làm. Thí dụ bạn tính sẽ thay đổi giao diện newsletter hay bố cục nội dung, hoặc thay đổi lịch gửi email cho các bản tin, thay đổi địa chỉ người gửi, đưa vào các nội dung hoàn toàn mới, v.v. thì bạn nên thông báo trước cho độc giả biết trong các email hiện tại. Nếu có thay đổi nào lớn mà không báo trước cho độc giả, chắc chắn bạn sẽ đánh mất nhiều độc giả bởi họ sẽ không nhận ra bạn với những thay đổi mới kia.

Tìm được khách đăng ký nhận email bài viết hay bản tin của doanh nghiệp bạn: việc này đã khó; nhưng khó hơn, ấy là việc bạn phải biết cách giữ chân độc giả qua các email newsletter của mình.

Nếu bạn muốn các bản tin định kỳ của doanh nghiệp mình luôn tạo được hứng khởi và làm cho các độc giả đã đăng ký trung thành đến cùng, bạn hãy thoải mái liên hệ với MCC. MCC sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn tối đa nếu cần, để các newsletter của bạn luôn ăn khách. 

Tác giảMCC 
(Đăng bài này ở nơi khác, xin bạn vui lòng ghi rõ nguồn)

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Theo Ted, tỉa tót tiếp mấy ngón copywriting



Hôm nay, MCC chia sẻ tiếp với các bạn thêm mấy ngón nghề copywriting hái lượm được từ Ted Nicholas, sư phụ của dân copywriter. Để cho liên tục, thì trước tiên bạn nên đọc lại bài này Ngón nghề từ "Copywriter của các Copywriter"

Ngón nghề 4: Bản viết phải trơn tru, suôn mượt

Xem một bộ phim hay thì dù dài, người ta cũng sẵn sàng dành thì giờ xem hết.
Có khi, xem đến cuối rồi, người ta còn tiếc nuối ngẩn ngơ: giá chi nó dài thêm chút nữa!

Cũng vậy, đọc một bài viết dài mà thú vị, người ta chẳng tiếc công đọc, đọc đến cùng.

Ted thường dẫn một câu mà hầu như copywriter 'xịn' nào cũng đồng thanh hưởng ứng, đại ý: đọc một bản viết quảng cáo, người ta ít khi chê nó dài, họ chỉ chê nó chán quá thôi.

Cho nên, viết dài hay ngắn thì tùy. Cái quan trọng là phải làm sao để khiến người đọc hứng khởi nhập cuộc, làm cho họ thích thú khám phá suốt từ đầu đến cuối mẩu viết quảng cáo hay thư chào hàng nào đó của bạn.

Nếu người đọc, tức khách hàng tiềm năng bạn, mất hứng thú khi đọc đến chỗ nào đó, ngao ngán mà bỏ bản viết của bạn qua một bên, thì đây là cơ hội rất tốt để điều rất xấu này xảy ra: bạn mất khách!

Thành thử, ngoài chuyện phải viết cái gì thật sự liên can đến người đọc, bạn còn phải viết thế nào cho chảy cho trôi, đừng tạo ra chỗ vấp, đừng làm họ mất hứng mà bỏ bản viết sang bên.

Và để trau chuốt cho mẩu quảng cáo bạn viết trở nên trôi chảy, trơn tru, bạn hãy thử làm theo cách sau:

+ Đừng viết một lèo, phải ráng chia ra nhiều đoạn cho dễ đọc dễ theo. Mỗi đoạn viết phải ngắn phải gọn. Mỗi đoạn chỉ nên triển khai một ý nào đó thôi.

+ Muốn kiểm tra coi bản viết của bạn có trơn tru trôi chảy hay không, bạn cứ đọc to lên những gì đã viết. Đọc mà thấy vấp, tức là còn thiếu trơn. Chỗ nào còn thiếu trơn, đọc chưa trôi, bạn cần viết lại, rồi đọc lại để kiểm tra xem đã trơn chưa.

+ Rảnh thì đưa bản viết của bạn cho đứa cháu, đứa con, hay đứa nào đó cỡ lớp 7 lớp 8, thử bảo nó đọc to lên xem. Nếu nó đọc mà vấp xuống vấp lên, và bạn nghe nhiều chỗ chưa xuôi chưa lọt, thì tốt nhất là nên chỉnh lại. Phải làm sao để bản viết dễ đọc. Dễ đọc mới dễ hiểu. Thằng nhỏ đọc nghe suôn, đương nhiên người lớn đọc sẽ thấy suôn gấp mấy.

Chẳng ai làm thơ viết văn mà đặt bút xuống chỉ một lần là đạt. Muốn bản viết hay ho, trôi chảy, bạn phải viết đi đọc lại, sửa tới sửa lui. Làm vậy thì nó mới rõ, mới dễ đọc, mới không thừa chữ nọ, mới chẳng thiếu chữ kia.

Ngón nghề 5: Cảm xúc quyết định chuyện mua

Hầu như khi quyết định mua món hàng này, dùng dịch vụ kia, người ta đều để cho cảm xúc mình đưa đường vẽ lối. Mua món gì đó, ta thường mua vì nghĩ rằng món đó sẽ khiến ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn, thoải mái hơn, tiện nghi hơn vì nó giúp ta giải quyết được chuyện nọ việc kia mà hồi giờ ta cứ băn khoăn lo nghĩ.

Đương nhiên, có hàng khối lý do, lý lẽ, lập luận xuất phát từ trong đầu người ta và tác động đến quyết định mua hàng. Nhưng nói cho cùng, rốt cuộc thì lý do cốt lõi bao giờ cũng liên quan đến con tim, đến cảm xúc.

Mẹo viết thư chào hàng gợi cảm xúc
Cho nên, chẳng những phải rõ, phải trơn, mà bản viết còn phải đủ sức len lỏi đi vào chỗ con tim người mua, người đọc. Phải gợi được cảm xúc nơi người ta, bản viết bạn mới ăn tiền, giá trị.

Bởi vậy, lúc nào ngồi đọc hay viết một bức thư chào hàng chẳng hạn, bạn nên để ý theo dõi điều này: lòng bạn sinh ra cảm giác hay cảm xúc gì khi đọc bức thư chào hàng đó?

Nó có thu hút, trơn tru?
Chán phèo hay hấp dẫn? Đoạn nào, câu nào? Tại sao?
Viết lại thế nào cho êm, cho mượt, cho gợi lên cảm xúc trong lòng?

Không biết để ý đến mức độ tạo cảm xúc của bản viết và tìm cách cải thiện nó, coi như bạn đang cố đuổi khách hàng, và tất nhiên họ sẽ một mạch bỏ đi không thương không tiếc.

Chắc chắn bạn chẳng muốn điều đó bao giờ.

Và đây là lời ngọc cho dân copywriter, của Ted: “Nếu không biết khóc, bạn không thể viết copy.”

Bonus: khi viết thư chào hàng, ráng tránh tiệt mấy lỗi hay gặp dưới đây

+ Không có tiêu đề.
Thì thôi đừng viết. Thả câu mà không gắn mồi thì cá nào nó cắn.

+ Thiếu hoặc ít tiêu đề phụ.
Đọc cái gì cũng thế, người ta thường theo hai cách: đọc kỹ, đọc lướt. Gặp người đọc lướt, bạn phải để nhiều tiêu đề phụ để con mắt người ta tập trung hơn mà thấy được mấy cái quan trọng bạn cần nói trong thư chào hàng. Cả với người đọc kỹ cũng thế, các tiêu đề phụ sẽ giúp họ dễ theo dõi và dễ nhớ hơn.

+ Kêu gọi người ta mua mà không đảm bảo cho họ điều gì.
Thì lời chào hàng của bạn sẽ thiếu trọng lượng. Người ta sẽ đặt nhiều dấu hỏi và không thấy yên tâm. Cho nên, bạn cần đảm bảo cho họ điều gì đó song song với lời mời hàng. Thí dụ: bảo đảm hoàn tiền hay đền bù gì đó nếu món hàng xài không tốt. Rồi đưa ra thời hạn bảo đảm hay bảo hành càng lâu, lời chào bán của bạn càng đáng thêm đáng tin đáng cậy.

+ Thiếu phần “P.S.: I love you.” :)
Viết thư chào hàng, bạn phải để ý cho phần này - tức, tái bút - vào. Vì có nhiều người đọc cái tiêu đề đầu tiên xong, họ lướt vèo vèo qua nội dung, rồi dừng mắt lại ở phần cuối bức thư. Cho nên ở chỗ họ dừng mắt lại, bạn phải tranh thủ đặt vào đó vài câu tóm tắt các ích lợi quan trọng nhất của sản phẩm hay dịch vụ, và đừng quên đưa vào chỗ này lời mời hàng của bạn.

+ Không tặng kèm cái gì đó gọi là miễn phí.
“Cơm chùa” có khi là món cơm ngon nhất trên đời. :) Và “miễn phí” là một trong những chữ có sức mạnh vô song trong ngôn ngữ loài người. Bởi vậy, mời người ta mua món gì đó rồi tặng kèm miễn phí cho họ thêm một món khác, thì lời mời hàng của bạn nó có giá trị hơn, làm khách hàng khoái hơn, dễ quyết định mua hơn. Lắm lúc có người còn khoái những món tặng kèm hơn là món hàng chính nữa. Tôi đọc ở đâu đó trên mạng, thấy nói rằng có bà kia sẵn sàng bỏ tiền mua mười gói Knorr chủ yếu là để có đủ bộ sưu tập tô chén gì đó bà ta thích.

+ Đặt logo to tướng trên đầu bức thư chào hàng.
Đương nhiên cái logo đó là hình ảnh của công ty bạn, của dịch vụ bạn làm, nhưng nó đại diện cho bạn, nói về bạn, chứ không phải về khách hàng, cho khách hàng. Nhiều lúc, cái logo nằm chình ình tự cao tự đại ngay trên đầu như thế khiến người đọc phát ghét, rồi còn làm cho rối loãng đi thông điệp bán hàng bạn cần rao. Nếu cần đưa logo vào, bạn hãy đặt nó ở cuối bức thư.

+ Không có lời chốt hàng.
Quy trình câu cá: gắn mồi vô cần, thả câu xuống nước, thấy dây câu lắc lắc là giật. :)
Thiếu cái “giật,” coi như chuyện câu hỏng bét. Cũng thế, bạn cứ việc rao nói đủ thứ hay đẹp về sản phẩm hay dịch vụ, nhưng phải có chỗ “giật câu,” tức là chốt lại lời rao. Chốt lại lời rao tức là đưa ra các chỉ dẫn này kia cụ thể về những gì bạn muốn khách tiềm năng của mình họ làm. Muốn họ mua, thì phải mời họ mua, rồi chỉ cho họ cách mua cho tiện, cho đúng.

Và đó là mấy ngón nghề MCC học lóm được từ Ted Nicholas, thấy giúp ích rất nhiều cho vụ copywriting. Hy vọng chúng cũng giúp bạn biết cách trau chuốt và cải thiện để nâng cáo giá trị các bản viết quảng cáo của mình.

Nếu bạn cần người có kinh nghiệm vận dụng thành thạo các ngón nghề đó để làm cho bản viết của bạn thú vị hơn, hút được nhiều khách hàng hơn, thì ngay bây giờ, bạn cứ thoải mái gọi điện hay viết email cho MCC.

Thậm chí, nếu bạn đang viết một bức thư chào hàng, hay một bản viết quảng cáo nào đó, nhưng không biết nó có hiệu quả hay không. Bạn cứ gửi email bản viết đó cho MCC, MCC sẽ nghiên cứu và tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn để bản viết của bạn dễ ‘ăn tiền’ hơn.

Tác giảMCC 
(Đăng bài này ở nơi khác, xin bạn vui lòng ghi rõ nguồn)

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Ngón nghề từ "Copywriter của các Copywriter"


Ông được coi…
… là huyền thoại sống của thế giới marketing trực tiếp (direct marketing),
… là “Copywriter của các Copywriter,”
… là “Doanh nhân của các Doanh nhân,”
… và là “Bố già trong lĩnh vực marketing trực tiếp.”

Ted Nicolas_Viết Quảng cáo MCC
Ted Nicholas - Bố già Direct Marketing 
Trong danh thiếp của mình, ông ghi: “Tôi giúp người ta biến chữ thành tiền.”

Ông là TED NICHOLAS.

Được coi là huyền thoại sống, bố già trong thế giới marketing trực tiếp, là người giúp thiên hạ “biến chữ thành tiền,” đương nhiên ông có đủ uy thế để nói về marketing, đặc biệt về việc viết lời quảng cáo.

MCC từng có dịp đọc, nghiên cứu và ghi chép về ông này. Và hôm nay, MCC xin chia sẻ về vài ngón nghề rút tỉa ra từ kinh nghiệm của ông này, giúp ích rất nhiều cho dân copywriter.

Ngón nghề 1: Viết quảng cáo TRƯỚC, làm sản phẩm SAU

Thí dụ đi: bạn có ý tưởng muốn làm ra một loại sản phẩm nào đó, xe lăn một bánh chẳng hạn, thì theo lời Ted khuyên, bạn nên đầu tư cho khâu viết quảng cáo để chào bán các ích lợi của cái xe lăn một bánh trước khi tạo ra sản phẩm đó.

Bạn nên như vậy, vì hai lý do quan trọng như sau:

Thứ nhất, bạn cần nhớ rằng, mua một sản phẩm, là người ta mua giải pháp cho vấn đề họ gặp. Cho nên, cái họ tìm là ích lợi mà sản phẩm nào đó có thể mang đến cho họ.

Viết quảng cáo trước khi làm sản phẩm, bạn sẽ tự đặt mình đứng ở góc nhìn của một khách hàng tiềm năng để đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu, các ích lợi mình muốn thấy từ sản phẩm sẽ cho ra đời. Nhờ vậy, bạn sẽ có ý tưởng rõ ràng hơn về các thứ ích lợi trọng tâm mà sản phẩm kia sẽ mang đến cho người tiêu dùng. Và sản phẩm bạn sẽ làm ra được tinh chỉnh dựa vào các ý tưởng hướng đến các ích lợi đó.

Thứ hai, viết quảng cáo trước là để bắt mạch thị trường, xem mình có thị trường cho sản phẩm ấy không, thị trường ấy lớn tới đâu, người ta quan tâm đến sản phẩm ấy thế nào.

Nếu lỡ người ta đặt mua sản phẩm ấy, bạn cứ việc thẳng thắn nói với họ rằng bây giờ sản phẩm đang được hoàn thiện, sẽ ra đời trong nay mai, và họ sẽ là những người đầu tiên nhận được thông báo khi sản phẩm chào đời.

Còn nếu chẳng ai thèm quan tâm hỏi han, hay đặt mua sản phẩm, thì bạn đừng tốn công sức cho nó ra đời nữa. Bởi thứ sản phẩm mà bạn coi là ích lợi đó thực ra chẳng có ích lợi gì cho ai, vì chẳng ai đoái hoài, quan tâm đến. Nhưng dù gì, viết quảng cáo trước như thế, bạn sẽ dễ dò la thị trường để biết có nên tạo ra sản phẩm mới hay không, để khỏi tốn thì giờ vô ích làm ra nó mà chẳng bán được cho ai.

Cũng vậy, nếu thiên hạ xem quảng cáo bạn viết xong, vội vã tấp nập hỏi han, tìm mua ráo riết. Thì đó là một động lực hết sức lớn lao để bạn bắt tay cho ra đời cái sản phẩm chắc chắn đáp ứng được những mong đợi của số đông trong một phân khúc thị trường nào đó.

Ngón nghề 2: Tiêu đề, thứ quan trọng bậc nhất trong bản viết quảng cáo

Khi viết quảng cáo cho một sản phẩm, bạn phải xem xét, tổ chức các thứ thông tin đã thu thập, nghiên cứu về tính năng, và các ích lợi của sản phẩm đó?

Đương nhiên là thế. Nhưng có một việc cần phải ưu tiên trên hết.
Và Ted luôn dành ưu tiên cho việc đó, trước khi đụng đến các nội dung cần viết.

TRƯỚC TIÊN, ông dành thì giờ để viết các tiêu đề, cả lô tiêu đề.

Bạn biết, “quen sợ dạ, lạ sợ áo quần.” Các tiêu đề có thể coi là thứ “áo quần” cho các bản viết quảng cáo.

Headlines_Viết Quảng cáo MCC
Headline (tiêu đề) - tức là Head Line :)
Nếu tiêu đề bạn viết không có sức hút, chẳng đủ sức gợi tò mò bắt người ta đọc tiếp, bạn sẽ mất một cơ hội bán hàng. 

Món cháo lòng bạn bán có thể ngon nhất nhì trần thế, nhưng nếu nhìn thấy cái nắp xoong dơ hầy, người ta còn nghĩ đến cái gì ngon bổ bên dưới cái nắp xoong kia?

Để cho ra một tiêu đề quảng cáo, Ted luôn dành rất nhiều thì giờ, trăn qua trở lại, trau tới chuốt lui. Và theo kinh nghiệm của ông, một tiêu đề không nên chứa hơn ba ý tưởng. Nhiều ý tưởng quá, người đọc sẽ rối trí, căng thẳng ngay từ đầu. Rồi họ sẽ mất tập trung và có thể ngưng đọc, và bạn lại vụt mất cơ hội chào hàng.

Thêm một mẹo quan trọng bạn nên cân nhắc trong khi viết tiêu đề quảng cáo: Dấu chấm hỏi có sức hút hơn các dấu chấm câu khác.

Ngón nghề 3: Cách viết và tổ chức tiêu đề

Ted liệt kê ra hết mọi ích lợi của sản phẩm trên các mẩu giấy nhỏ. Mỗi mẩu giấy, ông kê ra một ích lợi. Ông dùng rất nhiều mẩu giấy như thế.

Xong xuôi, ông ngồi đọc lại, rồi sắp xếp thứ tự các ích lợi đã viết: cái nào đọc nghe ngon nhất, diễn tả cái quan trọng nhất, ông để lên trên.

Các ích lợi nào to tát nhất, ông dùng nó cho tiêu đề chính của bản viết quảng cáo. Các ích lợi ít to tát hơn, ông dùng cho các tiêu đề phụ. Các ích lợi ít to tát còn lại, ông dùng cho các gạch đầu hàng trong bản viết.

Nói chung, ông tận dụng tối đa vào bản viết quảng cáo mọi ích lợi của sản phẩm.

Các bước làm của ông cho thấy không chỉ giúp ích cho chuyện viết tiêu đề, mà còn giúp bạn bảo đảm là mình nêu tất tần tật mọi thứ ích lợi quanh sản phẩm trong bản viết.

Đọc một bản viết quảng cáo sản phẩm, người ta hay nghi ngờ cái này cái kia. Đó là điều tự nhiên. Và nếu bắt chước Ted, nêu càng nhiều ích lợi càng tốt, và biết cách tổ chức để các ích lợi đó xuất hiện khắp nơi trong bản viết của mình, bạn sẽ có thể xua tan cái nghi ngờ tự nhiên của người đọc để hướng họ đến các giá trị mà sản phẩm của bạn có thể mang lại.

Còn vài ngón nghề nho nhỏ nữa MCC sẽ chia sẻ với bạn trong một bài viết khác. Mời bạn đón đọc!

P.S.: Nếu bạn đang tính tung ra một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó, bạn hãy thử cân nhắc về cách làm đã nêu trong ngón nghề thứ nhất: viết quảng cáo để thăm dò thị trường trước khi làm ra sản phẩm. Nếu có nhu cầu áp dụng ý tưởng này, bạn có thể liên hệ MCC để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.


Tác giảMCC 
(Đăng bài này ở nơi khác, xin bạn vui lòng ghi rõ nguồn)

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Lập hồ sơ kiểu FBI để làm marketing

Khách hàng của bạn tên MCC, 28 tuổi, độc thân vui tính, thích càrem, xem phim Mít tơ Đậu. Bạn tiếp thị cô ta cách nào?

MCC mới đọc một bài viết khá thú vị của tác giả Peter Vogopoulos trên một blog có tên FirePoleMarketing. Tác giả này cho thấy là hiện nay, đa phần các doanh nghiệp, khi làm marketing, đều tạo ra các hồ sơ khách hàng tiềm năng rất đỗi chung chung, kiểu như:

* “Nữ, 27-39, độc thân, có học, kiếm một năm trên 40.000 đô, thích sôcôla.”
* “Nam, 18-28, bán sản phẩm thông tin, các dịch vụ tư vấn chuyên môn qua website, có một blog ít người đọc, đang muốn tăng lượng truy cập.”

Các hồ sơ kiểu như trên nhắm đến một phân khúc, hay một nhóm đối tượng khách hàng. Nhưng tác giả bài viết đã lập luận chắc nịch, nói rằng kiểu lập hồ sơ marketing như thế chẳng có tác dụng gì nhiều. Không tác dụng nhiều, vì nó thiếu cụ thể. Có một cô nàng cụ thể nào lại có một lô tuổi từ 27 đến 39? Hay có một anh chàng cụ thể nào lại có một lô tuổi từ 18 đến 28? Được lệnh theo dõi một cô hay một chàng theo như mô tả trong hồ sơ như thế, thì biết bao giờ nhân viên FBI mới lần ra?

Rồi Vogopoulos chỉ cho biết là đừng có dùng mấy thứ hồ sơ kiểu chung chung mơ hồ như thế, mà hãy tạo ra các hồ sơ cụ thể hơn cho từng khách hàng cụ thể. Rồi tiếp đến, coi thử cái hồ sơ riêng biệt đó nó gợi ý điều gì cho việc marketing.

Tác giả cho một thí dụ như sau về cách lập hồ sơ cụ thể cho từng người:

Jane năm nay 30. Có bằng đại học về nghệ thuật. Làm nghề bán hàng, nhưng không thích nghề này. Giờ đang muốn đổi việc. Cũng đang tính học lên thạc sĩ. Độc thân, vừa đá đít một thằng bồ đểu. Có lắm bạn bè, thích họp nhau nhâm nhi càrem đắt tiền và xem phim ‘Sex and the City.’ Lái chiếc Honda. Làm việc mỗi tuần ba lần. Đi spa một lần mỗi tháng.

Và thế là bỗng dưng ta có một cô Jane như thật. Và cứ nhằm vào cô Jane này, ta dễ nói chuyện bán buôn hơn, đúng không bạn?

Có điều, đến đây, có lẽ bạn sẽ hỏi: rồi lỡ cô Jane này không mua hàng của ta thì sao? Phải ngồi tỉ mỉ lập hàng trăm hồ sơ về cô Jane, chàng John, chú Pitt, v.v. mà các đối tượng cụ thể đó lại không mua, thế có phải toi công?

Không đâu bạn. Cô Jane đó có thể không mua. Nhưng bạn cứ lập hồ sơ riêng cho cổ. Vì thực ra, ta lập hồ sơ cho cổ, trực tiếp nói với cổ, nhưng qua đó cũng gián tiếp lập hồ sơ và nói với nhưng cái đám giông giống cô Jane đó (cũng U30, cũng có học, làm trái nghề giờ muốn đổi, cũng vừa đá bồ, cũng thích càrem, xem phim “Sex and the City,” cũng lái Honda, cũng đi spa đều đặn, v.v.).

Thành thử, nếu bạn làm một chiến dịch marketing hay quảng cáo nhắm thẳng vào một khách hàng cụ thể như cô Jane trên, thì thông điệp của bạn không chỉ đến với cô Jane mà sẽ còn cộng hưởng dội vang lan đến một số lượng lớn các khách hàng mục tiêu là những cô giông giống cô Jane như đã nói.

Nghe ngon lành bạn nhỉ?

Thế, có doanh nghiệp hãng xưởng nào đang áp dụng thứ chiến lược này không? Tác giả Vogopoulos chỉ nêu hãng Apple làm thí dụ thôi. Ở đây, MCC thêm cho bạn một vài hãng khác mà MCC đã từng nghiên cứu qua:

    Chiến dịch Quảng cáo của Dove
  • Năm ngoái, hãng Dove làm một chiến dịch quảng cáo nói về vẻ đẹp đích thực. Trong chiến dịch này, họ đã tạo ra một vài mẩu quảng cáo trên tạp chí, cho đăng nhiều hình các “phụ nữ đích thực.” Các phụ nữ mà Dove chọn không phải là các người mẫu hay siêu mẫu, mà là các bà các chị người thì đen thui, người trắng tươi, người thì lùn tịt, người thì cao kều, người thì mập ú. Và trong mỗi mẩu quảng cáo với những hình ảnh như thế, thông điệp chính nằm đằng sau mà Dove muốn từng chị em phụ nữ hiểu là: các sản phẩm làm đẹp của Dove là “dành cho tôi,” chứ không chỉ cho các siêu mẫu gầy nhom.

    Chiến dịch Quảng cáo của Dos Equis
  • Hãng bia Dos Equis đã thuê ông diễn viên Jonathan Goldsmith, 73 tuổi, làm nhân vật chính cho chiến dịch quảng cáo mang tên “Người đàn ông thú vị nhất thế giới.” Các mẩu quảng cáo tập trung thể hiện hình ảnh ông này tham gia chơi đủ thứ trên đời, nào là lái máy bay, đi du lịch đây đó, tham gia đấu bò, trượt tuyết. Nói chung là những thứ hoạt động ấy có vẻ chỉ hợp với lớp trẻ hơn mà thôi. Có điều, qua chiến dịch quảng cáo này (nó làm tới 6 năm liền đó bạn), hãng bia muốn truyền tải thông điệp đến các cụ ông cỡ U70 rằng các cụ chưa già lắm đâu, vẫn còn đủ mạnh để làm cái này cái kia. Tất nhiên, các cụ vẫn có thể phà phà hút xì gà và uống bia như lớp trẻ.

  • Rồi Chevrolet cũng cho ra mẩu quảng cáo trên tivi mang tên “Dependable Friend” với đoạn phim nói về một cô trẻ lái chiếc Chevy Malibu giải cứu một cô bạn vừa hẹn hò với một anh chàng nọ nhưng không thành. Mẩu quảng cáo không có gì là nhắm đến một phân khúc thị trường rộng, kiểu như “Chevy Malibu cho phụ nữ từ 28 đến 40.” Nó nhắm đến một người tiêu dùng trong nhóm đó, và dựa vào một cốt truyện hấp dẫn để ngỏ lời với một phạm vi rộng hơn các khách hàng tiềm năng cỡ cỡ như hai cô kia.



Và tóm lại, điều MCC muốn chia sẻ với bạn: cứ để mẩu quảng cáo của bạn lên tiếng với một người cụ thể trong một nhóm người mục tiêu nào đó, và nó sẽ tự động làm phần việc còn lại: ngỏ lời với một số lượng đông đảo các khách hàng tiềm năng trong nhóm người mục tiêu ấy.

Tác giảMCC 
(Đăng bài này ở nơi khác, xin bạn vui lòng ghi rõ nguồn)

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Để 'câu' Tò mò, cứ đặt Cày trước Trâu

Cách viết quảng cáo làm khách hàng tò mò
Bạn từng biết có một thứ đồ ăn nếm vô rất tuyệt trên đời, đầy nhúc vitamin và vô vàn dinh dưỡng? Dùng thứ đồ ăn này mỗi ngày ba lần, mỗi tuần bạn giảm được vài lạng mỡ thừa nơi bụng.
Chưa đủ phải không? Thì thêm: nó còn là ông thầy tuyệt hảo để chăm lo sức khỏe cho bạn. Tuyệt hảo đến độ nó còn đủ sức kéo dài đời bạn ra thêm.
Thứ đồ ăn ấy là gì, bạn biết hay không?

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Bức thư Chào hàng 'câu' cả Tỷ Đôla

Email bán hàng hiệu quả nhất
Hình ảnh được lấy từ trang www.spellbrand.com
Tôi đang nghiên cứu các bản viết quảng cáo đem lại doanh thu ngất trời trong những chiến dịch marketing của nhiều hãng lớn. Hôm nay, tôi chia sẻ với bạn một bản sales letter (thư bán hàng) được coi là đỉnh nhất mọi thời.

Đỉnh, vì bức thư này đã câu về hàng tỷ đôla cho tờ tạp chí Wall Street Journal. Bức thư – với hình thức direct mail, tức là gửi thư trực tiếp đến độc giả – do Martin Conroy viết. Ông này nổi danh nhờ bức thư kinh điển này.

Theo Wikipedia, thì tờ Wall Street Journal đã dùng bức thư này liên tục trong 28 năm, từ 1975 đến 2003.

Dưới đây là một đoạn trích tôi tạm dịch sang tiếng Việt.

Độc giả mến yêu,
Một chiều xuân đẹp. Muộn trời. 25 năm trước. Có hai chàng trai trẻ cùng tốt nghiệp một trường. Họ giống nhau ở rất nhiều điểm, hai chàng trai trẻ này. Cả hai đều khá hơn những sinh viên trung bình; cả hai đều trông khá đáng yêu và cả hai – như bao người trẻ vừa tốt nghiệp khác – đều mang ngút mình những hoài bão khát cháy cho tương lai.

Mới đây thôi, hai chàng cùng trở về trường xưa, trong cuộc họp lớp lần thứ 25.
Đến giờ, họ vẫn còn nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều đã lập gia đình và sống vui sống tốt. Cả hai đều có ba con. Và cả hai, hóa ra, đều đi làm tại cùng một xí nghiệp chế tạo ở miền Trung tây sau khi tốt nghiệp, và đến nay vẫn còn làm ở đó.
Nhưng lại có điểm khác biệt. Một người là quản lý bộ phận. Người kia là chủ tịch xí nghiệp này.
Điều gì làm nên điểm khác biệt đó

Có bao giờ bạn, cũng như tôi, từng tự hỏi mình rằng điều gì đã tạo ra điểm khác biệt như thế trong đời sống của kẻ nọ người kia? Thứ tạo nên khác biệt không phải lúc nào cũng nhất thiết là cái thông minh trời sinh, tài năng thiên bẩm hay hành động cống hiến hết mình. Thứ tạo nên khác biệt cũng chẳng phải là việc người này muốn thành công, còn người kia thì không.
Song nó nằm ở cái hiểu biết của mỗi người và cách mỗi người vận dụng cái hiểu biết ấy.
Và đó là lý do tại sao tôi viết những dòng này cho bạn và cho những người như bạn, để nói về tờ Wall Street Journal. Bởi đây là mục đích trọn vẹn của tờ báo chúng tôi: mang lại cái hiểu biết cho độc giả – cái hiểu biết độc giả có thể dùng đến trong công chuyện làm ăn

Câu chuyện của bạn là gì, trong email chào hàng của bạn?


Tác giảMCC 
(Đăng bài này ở nơi khác, xin bạn vui lòng ghi rõ nguồn)
---------------------------------------------------
Bonus: Nguyên văn toàn bộ bức Direct Mail.




Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tiêu đề Quảng cáo cho Tuyệt cú mèo?

Viết Tiêu đề Quảng cáo hay
Dân viết quảng cáo, phần nhiều, thường mất 90% số thì giờ để ngồi nghĩ chuyện phải viết tiêu đề THẾ NÀO cho tuyệt.

Họ tút chữ, độ câu, cố cho ra các tiêu đề bắt mắt. Họ muốn các tiêu đề “ngon ăn.”

Điều này TỐT, nhưng chưa NHẤT.

Bởi vì,
Trong viết tiêu đề quảng cáo, có thứ còn quan trọng hơn việc viết THẾ NÀO.
Thứ quan trọng hơn ấy, là đây: viết CÁI GÌ.

Viết không trúng cái cần nói, dẫu có viết hay THẾ NÀO cũng thành vô ích.
Viết trúng CÁI CẦN NÓI, dẫu có viết chưa tuyệt chưa hay cũng trở nên giúp ích.

Làm sao biết ra CÁI CẦN NÓI? 

Tôi cần nói điều gì đánh trúng thứ người đọc quan tâm, để nhanh chóng đưa họ vào cuộc?
Tôi cần nói điều gì để làm họ ngồi lên thẳng thớm và gật gù chép miệng, “Chí phải!”?

Cái tôi cần nói là cái người ta muốn nghe, cần nghe. Cái người ta muốn nghe là cái động đến nhu cầu, nguyện vọng, khát khao, ước mơ của họ.

Thành thử, bạn nên bớt thì giờ cho việc ngồi nghĩ phải viết THẾ NÀO, để tập trung hết sức mình vào chuyện viết CÁI GÌ cho hợp.

Và một khi nắm rõ điều này, không bao lâu nữa bạn sẽ cho ra được những tiêu đề tuyệt cú mèo.

Bonus:
Nhân bàn chuyện viết tiêu đề, và để minh họa cho rõ hơn những gì vừa chia sẻ ở trên, tôi xin ghi ra đây một vài tiêu đề gọi là tuyệt cú mèo mọi thời [tất nhiên đã được chuyên gia trong ngành quảng cáo đánh giá]. Mấy tiêu đề này, tôi lấy từ cuốn Tested Advertising Methods của ông John Caples.

Các tiêu đề này rất đơn sơ, chú trọng đến CÁI GÌ hơn là THẾ NÀO. Bạn xem sẽ rõ. Ở đây, tôi chép luôn câu tiếng Anh, phần tiếng Việt in nghiêng phía sau chỉ là diễn chứ không phải dịch.

* Do you make these mistakes in English? à Học tiếng Anh, mấy đứa có dính lỗi kiểu này?
* Advice to Wives Whose Husbands Don’t Save Money à Khuyên các Vợ có các Chồng xài tiền xả láng.
* Learn Dressmaking — Earn Money at Home à Học cách ngồi ở nhà nhịp đùi mà vẫn hái ra tiền.
* Hollywood’s Make-up Secret à Bọn Hồ ly-gỗ nó bôi thứ chi lên người?
* Good-bye … old fashioned air conditioners à Thôi quạt mo nhé Bờm.
* You can speak French by October 15 à Bao giờ đến giữa tháng Mười. Em nói tiếng Pháp như người Lang sa.
* Which of these five skin troubles would you like to end? à Năm màu da đây, da nào cần lột?
* Advice to a young man starting out in business à Dặn dò anh trẻ sắp đi buôn.
* To the man who is 35 and dissatisfied à Cho các cậu tuổi 35 rưng rức muộn phiền.
* I never stopped eating yet I lost 107 pounds à Chưa cữ bữa nào, vẫn giảm ký như thường.
* Girls! Want quick curls? à Nào các nữ! Muốn tóc nó xoắn cái một?
* HOW TO HAVE A COOL, QUIET BEDROOM EVEN ON HOT NIGHTS à Nực mà không cực – Làm sao để có phòng ngủ mát yên?
* HOW TO WIN FRIENDS AND INFLUENCE PEOPLE àĐắc nhân tâm.” [Tiêu đề tiếng Việt này của một người dịch mà ai cũng biết là ai rồi đấy.]
* Get Rid of Money Worries for Good à Quẳng gánh lo tiền đi và vui sống.
* How $20 Spent may Save You $2000 à Cách xài một mà kiếm gấp trăm.
* Do you make these travel mistakes? à Có bao giờ đi chơi mà quên đem tiền?
* Are you ashamed of smells in your home? à Tôi thấy ngại vì mùi hôi của ‘nhà’ tôi?
* Double your money back if this isn’t the best onion soup you ever tasted à Đền hai tô cháo hành nữa nếu tô cháo hành này không ngon.
* Here’s How to Have a Long and Healthy Life à Đây rồi các Vợ! Cách giúp các Vợ sống khỏe sống dai.
* How I Made a Fortune With a “Fool” Idea à Kiếm cả gia tài nhờ ý đồ “ngô ngố.”
* How I started a new life with $7 à Làm lại cuộc đời với 7 đôla.
* How $7 started me on the road to $35,000 a year à Cứ mỗi ngày tôi làm 7 tiếng, cứ nửa tiếng tôi làm 7 đô, sau một năm tôi có hơn 35.000 đô.
* The lazy man’s way to riches à Đường làm giàu của ‘lãn ông.’
* Will you give me 7 days to prove I can make you a new man? à Cho xin 7 ngày, tớ sẽ làm cậu thành kẻ không ai nhận ra được.



Tác giảMCC 
(Đăng bài này ở nơi khác, xin bạn vui lòng ghi rõ nguồn)

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Cắt nửa Thời gian bằng Dàn Câu hỏi

Tiết kiệm thời gian để viết copywriting hiệu quả
Muốn cho ra một bản viết quảng cáo hay, bạn phải nghiên cứu kỹ về những gì mình viết. Để nghiên cứu kỹ, bạn phải dành thì giờ, càng nhiều càng tốt. Lý tưởng là thế.

Có điều, trên thực tế, bản viết nào cũng cần một thời hạn để xong. Và lắm lúc, khách hàng cần gấp bản viết. Khi ấy, thời hạn sẽ hẹp, áp lực sẽ tăng. Lúc này, có muốn nghiên cứu kỹ để viết cho hay cũng khó.

Giải quyết cách nào?
Theo sát một dàn bài! Dàn bài này là một dàn câu hỏi có sẵn. Bạn chỉ việc trả lời theo đó. Trả lời xong, bạn bắt đầu viết.

Nhưng, vấn đề là bạn phải có sẵn dàn câu hỏi đó. Để khi cần gấp bản viết quảng cáo cho một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, bạn chỉ việc trả lời là có ngay dàn bài. Bạn sẽ đỡ mất thì giờ ngồi đó mà không biết phải viết thế nào, bắt đầu từ đâu.

Dưới đây là dàn câu hỏi tôi luôn dùng cho việc nghiên cứu trước khi cho ra các bản viết quảng cáo chào bán sản phẩm, dịch vụ (tất nhiên là tùy vào từng dự án viết cụ thể mà tôi thêm bớt, gia giảm cho phù hợp). Hy vọng cái này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhanh chóng – tức là đỡ mất thì giờ – xác định được những gì cần viết.

1. MÔ TẢ. Tôi đang muốn bán sản phẩm (hay, dịch vụ) nào?
2. MỤC ĐÍCH. Sản phẩm này nó ra đời để làm gì? “Sứ mạng” của nó là gì?
3. TÍNH NĂNG. Sản phẩm này có đặc điểm gì? Thông số? Chi tiết kỹ thuật? v.v.
4. ÍCH LỢI. Nó làm được gì có lợi cho người ta? Nó giúp người ta giải quyết vấn đề, nhu cầu, mong muốn nào? Tiết kiệm thì giờ, tiền bạc? Giúp người ta làm việc nhanh hơn? v.v.
5. NÉT ĐỘC. Sản phẩm này có nét gì thực sự mới mẻ, khác lạ, độc đáo?
6. CẠNH TRANH. Trên thị trường, hiện có những sản phẩm nào tương tự?
7. ĐỊNH VỊ. Sản phẩm này sẽ nằm ở khúc thị trường nào? Cho đối tượng cụ thể nào?
8. CÔNG TY. Công ty bán sản phẩm này có lịch sử, truyền thống, giải thưởng, v.v. gì đặc biệt?
9. GIÁ CẢ. Giá bán sản phẩm này?
10. HÀNG MẪU. Bạn nhìn thấy sản phẩm này chưa? Hoặc đã xài thử chưa?
11. ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG. Nam hay nữ? Già hay trẻ? Sống ở đâu? Mức thu nhập thế nào? Gia cảnh? Lối sống? Họ cần gì, mong gì, sợ gì, gặp vấn đề gì nan giải? v.v.
12. ĐỐI TƯỢNG THỨ CẤP. Còn ai khác có thể muốn dùng sản phẩm này, ngoài đối tượng khách hàng chính bạn nhắm đến?
13. TỪ CHỐI. Tại sao một số người KHÔNG muốn dùng sản phẩm này?
14. LỜI CHỨNG. Ai đã dùng và khen sản phẩm của bạn?
15. PHÀN NÀN. Ai đã phàn nàn về sản phẩm của bạn? Lý do?
16. PHƯƠNG TIỆN QUẢNG BÁ. Bản viết chào bán sản phẩm sẽ có hình thức nào? Quảng cáo trên báo? Email chào hàng? Brochure? Website? v.v.
17. LỜI CHÀO. Cho dùng thử? Tư vấn miễn phí? Khuyến mãi?
18. KÊU GỌI. Bạn sẽ mời người ta mua sản phẩm bằng cách nào?
19. NGÂN SÁCH. Người ta chi bao nhiêu tiền để tiến hành việc quảng bá sản phẩm này?
20. CẤM KỴ. Điều gì bạn cần tránh khi viết để khỏi động chạm đến người này kẻ kia?
21. CÁCH THANH TOÁN. Tiền mặt? Chuyển khoản? Trả trước? Trả sau?
22. CÁCH ĐẶT HÀNG. Email? Điện thoại? Fax? Website?
23. ĐẢM BẢO. Có điều gì cần đảm bảo với khách hàng?
24. KHÁC. Còn điều gì khác quan trọng nữa? Cần hình ảnh, biểu đồ minh họa?
25. VIẾT. Giờ thì bạn đã có một dàn bài khá kỹ về những gì cần viết. Lúc này bạn có thể bắt tay vào viết rồi.

Trên đây là danh sách các câu hỏi giúp tôi thu thập thông tin và nghiên cứu kỹ lưỡng về một sản phẩm hay dịch vụ cần bán. Tôi LUÔN LUÔN trả lời các câu hỏi ấy để nắm vững thông tin về sản phẩm hay dịch vụ TRƯỚC KHI lên ý tưởng và viết.

Có dàn bài như thế rồi, việc tìm ý tưởng và viết sẽ chiếm ít thì giờ của bạn hơn. Bạn cứ thử xem và chia sẻ ý kiến của mình.


Tác giảMCC 
(Đăng bài này ở nơi khác, xin bạn vui lòng ghi rõ nguồn)

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Đức Phật và chuyện... Marketing

Đức Phật dạy ta làm marketing
Đức Phật thì có liên quan gì đến chuyện marketing?

Nếu bạn đồng ý rằng marketing – nói cho vắn gọn – là lĩnh vực xoay quanh chuyện gieo truyền ý tưởng, thì có thể nói được rằng Đức Phật là người làm marketing/tiếp thị vĩ đại nhất mọi thời.

Tất nhiên, chuyện marketing của ngài không nhắm đến lợi nhuận trần tục. Ngài chỉ tìm cách để rao giảng chân lý giải thoát, hay giác ngộ, cho chúng sinh mà thôi.
Nhưng cách thế rao giảng của ngài có thể giúp ta rút ra được vài điều về việc làm marketing trong thời đại ngày nay.

Vấn đề marketing của Đức Phật
Một trong các vấn đề đầu tiên xảy đến với Đức Phật sau khi ngài giác ngộ là gì?
Là vấn đề marketing!

Ngồi dưới cội bồ đề, ngẫm lại kinh nghiệm Niết bàn vừa đắc thủ, ngài tự nhủ với mình:
Cái này không dạy được.”

Đức Phật hiểu ra rằng Niết bàn là thứ kinh nghiệm rất đỗi cao sâu, khá khó lòng nắm bắt, không thể chỉ nói trong dăm ba lời mà làm cho người ta ngộ ra được. Vả lại, chúng sinh không phải ai cũng có mức độ hiểu biết giống nhau, rồi trí tuệ và hoàn cảnh cũng khác nhau nữa, nên ngài đi đến kết luận cho rằng sẽ là vô ích việc bỏ công truyền dạy tất thảy chúng sinh về kinh nghiệm Niết bàn kia.

Đừng cố chạm tay đến thảy mọi người
Lúc Đức Phật nghĩ rằng chuyện cố sức cắt nghĩa chân lý Niết bàn cho hết thảy chúng sinh là điều vô ích, thì thần Brahma hiện ra với ngài, khích lệ ngài, bảo rằng tất nhiên không thể làm cho hết cả chúng sinh hiểu ra kinh nghiệm ấy, nhưng có thể làm điều này cho một ít người “mắt trần chỉ vương ít bụi.”

Thế rồi, Đức Phật lên đường tìm kiếm số ít những người biết tích cực khát khao kiếm tìm chân lý, tức là những người có thể lĩnh hội chân lý, hiểu ra sứ điệp giải thoát ngài muốn rao truyền.

Khi làm marketing, ai cũng muốn tay mình dài ra, chạm đến tất cả mọi người, mọi thị trường. Nhưng đó là cái sai lầm kinh điển trong marketing. Muốn chiến dịch marketing của mình hiệu quả, bạn phải xác định từng đối tượng cụ thể mình muốn nhắm đến. Đừng nhọc công tìm cách làm cho mọi người phải hiểu ra và công nhận giá trị của những sản phẩm hay dịch vụ bạn làm ra.

Bởi vì, có thể có rất nhiều người cần thứ bạn đang rao, nhưng họ sẽ không chấp nhận lời rao của bạn nếu họ không muốn nó.

Nếu biết theo gương Đức Phật, tập trung vào những người thực sự mong muốn điều bạn đang đề nghị (không chỉ những người đang cần nó), tất nhiên bạn sẽ có ít đối tượng khách hàng hơn – nhưng cơ hội bạn nhận được thái độ và hành động tích cực hưởng ứng của các đối tượng khách hàng nhỏ bé ấy sẽ lớn lao hơn nhiều.

Nói ra sự thật không thôi thì chưa đủ
Những bước nỗ lực rao giảng đầu tiên của Đức Phật thường được đánh giá là thất bại.

Từ rừng sâu trở lại thị thành, ngài gặp một ông khổ tu đang lang thang đây đó. Ông này hỏi ngài về kinh nghiệm ngài mới khám phá ra. Ngài đáp: “Ta là người giác ngộ hoàn toàn, là Phật!’
Ông kia gãi đầu. “Chắc có lẽ là vậy,” ổng nghĩ bụng.

Đức Phật đang nói ra cho ông khổ tu kia biết về kinh nghiệm giác ngộ. Ngài nói thẳng ra chân lý giác ngộ ấy cách đơn sơ, không tô vẽ. Câu đáp của ngài không phải là câu khoe khoang, bởi ngài đã giác ngộ, tức là không còn bị cái Ngã của mình thao túng nữa. Ngài chỉ lên tiếng nói sự thật về mình thôi. Và giáo huấn ấy, ngài nói ra miễn phí cho ông khổ tu kia.

Nhưng ông khổ tu kia chẳng thấy có gì khác lạ, đáng phải lưu ý, đáng thuyết phục cả.

Nếu sống trong một thế giới lý tưởng, bạn sẽ không cần phải rao bán thứ gì. Bạn chỉ cần nói ra sự thật, hoặc chỉ cần nói vài lời mô tả sơ sài về sản phẩm hay dịch vụ của mình, người ta sẽ lập tức thấy ra và hiểu được giá trị của nó, rồi chấp nhận ngay lời rao hàng của bạn. Tiếc là ta không sống trong cái thế giới lý tưởng ấy. Cả đối với Đức Phật cũng vậy, đây không phải là thế giới lý tưởng kiểu đó.

Và cho dẫu bạn có đang đưa ra lời đề nghị miễn phí đi nữa – thí dụ, bảo rằng người ta được phép miễn phí đăng ký nhận bản tin của doanh nghiệp bạn, được phép dùng thử sản phẩm phần mềm, hoặc thậm chí được tư vấn miễn phí – bạn cũng vẫn cần phải rao bán nó.
Cho nên, nói ra sự thật về sản phẩm hay dịch vụ không thôi thì chưa đủ, bạn cần phải rao, phải tìm cách thuyết phục để người ta thực sự tin vào giá trị của những gì bạn nói.

Các  “gói giáo huấn của Đức Phật  –  hay, việc đóng gói sẽ tạo ra điều khác lạ 
Thất bại với ông khổ tu kia, về sau Đức Phật đã thử các cách làm khác. Từ nay, không còn nói chân lý hay sự thật cách chung chung, ngài sẽ chia chân lý cần nói thành các “gói giáo huấn” nhỏ. Điều này làm cho người ta dễ lĩnh hội và ngộ thấy ra được giá trị của chân lý ngài rao truyền.

Đức Phật gặp 5 người bạn ở Varanasi. Họ hỏi ngài về chuyện ngài giác ngộ. Lúc này, ngài không trả lời như kiểu trả lời dành cho ông khổ tu lúc trước. Ngài trình bày cho 5 người này về Tứ Thánh Đế – các nguyên tắc lõi giải thích bản chất khổ đau và con đường vượt qua nó.

Lúc này thì ngài thành công hơn nhiều – chuyện kể rằng năm bạn đó đều giác ngộ, và trở thành các tu sĩ Phật giáo tiên khởi. Cả đến ngày nay, Tứ Thánh Đế vẫn nguyên là nền tảng của giáo huấn Phật giáo.

Bằng cách chia nhỏ giáo huấn về chân lý của mình ra thành bốn bước căn bản, Đức Phật làm cho người nghe ngài thấy dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chia sẻ lại với những người khác hơn.

Rồi từ đó, ngài chia giáo huấn của mình thành từng “gói” nhỏ, mỗi “gói” là những giải thích minh họa cụ thể các ý niệm phức tạp của chân lý. Ngài đánh số đếm cho từng “gói” giáo huấn của ngài, chẳng hạn Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, Tam Bảo, Ngũ Uẩn, v.v.

Nếu bạn cung cấp một dịch vụ phức tạp hay sản phẩm tinh vi, bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn nhờ việc chia nhỏ nó ra thành các “gói,” tức là các yếu tố hay tiện ích đơn giản khi nói chuyện với khách hàng. Chẳng hạn, bạn có thể lọc ra ba hay bốn lợi ích cốt lõi của một sản phẩm, hoặc trình bày một chương trình huấn luyện của mình qua hai hay ba giai đoạn khác nhau.

Bạn có thể giải thích chi tiết sau, nhưng hãy đóng gói lời đề nghị của bạn, và việc làm này giúp người ta dễ dàng nắm bắt hơn, dễ dàng hiểu ra hơn giá trị của những gì bạn đề nghị.

Còn bạn thì sao?
Bạn đang làm marketing? Những gì Đức Phật đã thực hành liên quan đến chuyện marketing có giúp bạn rút ra bài học nào không?

Bạn có bao giờ gặp phải một vấn đề marketing tương tự như của Đức Phật? Bạn đã giải quyết nó thế nào? Mời bạn chia sẻ các kinh nghiệm hay của bạn trong phần bình luận.


Tác giảMCC 
(Đăng bài này ở nơi khác, xin bạn vui lòng ghi rõ nguồn)