Soạn nội dung Brochure - Tờ quảng cáo doanh nghiệp

Hãy gọi ngay cho MCC. MCC sẽ biến Brochure/Profile của doanh nghiệp bạn thành công cụ hữu hiệu giúp bạn thu được mẻ lưới lớn cho các thương vụ của mình.

Viết bài PR - Bài doanh nghiệp tự giới thiệu, quảng bá

Để bán hàng cho bạn, chúng tôi RAO.
Nhưng người ta KHÔNG BIẾT ĐÓ LÀ RAO HÀNG.
Bởi chúng tôi có CÁCH RAO KHÁC LẠ.

Dịch vụ Chấp bút - Viết sách - Ebook - Hồi ký - Tự thuật

Bạn sẽ cho ra đời những cuốn sách hay, những bài viết tốt. Bạn sẽ tạo ra được một phong cách nổi bật, độc đáo và khác lạ của riêng mình.

Soạn bản tin điện tử Doanh nghiệp

Qua các bản tin định kỳ của doanh nghiệp bạn, chúng tôi chủ trương nói về những điều khách hàng bạn muốn nghe, về lợi ích/ giải pháp/ giá trị thiết thực cho cuộc sống và công việc kinh doanh của họ.

Soạn Thông cáo Báo chí

Làm sao để doanh nghiệp của bạn trở nên nổi trội, thu hút được mọi ánh nhìn háo hức dồn về? MCC đang chờ để cắm trồng cây lúa doanh nghiệp bạn nổi bật giữa cánh đồng truyền thông!

Soạn Thư Chào hàng - Thư Bán hàng

Bạn biết phải làm gì để sản phẩm hay dịch vụ của bạn trở nên độc đáo. MCC biết phải làm gì để khách hàng nhận ra một cách thích thú những ích lợi độc đáo bạn mang đến cho họ.

Soạn Bài phát biểu - Diễn văn

Bạn sẽ lôi kéo được sự chú ý của người nghe. Bạn sẽ tạo được sức hút bản thân, lấy được lòng tin, chạm vào cảm xúc, khơi gợi suy nghĩ, thúc giục hành động… nơi khán giả của mình.

Soạn Nội dung Website

Bạn sẽ có được nhiều khách viếng, nhận được nhiều cú nhấp chuột và nhiều cuộc gọi. Website của bạn sẽ bắt đầu làm việc cật lực cho công cuộc kinh doanh của bạn.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

MARKETING và MARKETING NỘI DUNG: SONG KIẾM HỢP BÍCH



MCC rất thích một câu nói vui này: Marketing nội dung không phải là “độc cô cầu bại”, để nội dung phát huy tối đa mười phần công lực, nó phải “song kiếm hợp bích” với chiến lược Marketing tổng thể. Nói cách khác, bạn sẽ không thể tạo ra nội dung từ… trong không khí, mà bạn phải dựa trên những đường hướng, chiến lược có sẵn từ chiến lược Marketing tổng thể. Dưới đây là một số trường hợp điển hình Marketing nội dung phối hợp cùng các chiến lược Marketing khác nhằm tạo ra hiệu quả thần kỳ cho doanh nghiệp.

SEO: Tối ưu hóa kết quả tìm kiếm là công cụ mạnh mẽ nhằm kéo khách hàng vào website của bạn. Nhưng rất có thể vào một ngày đẹp trời, bạn nhận ra website của bạn đã rớt hạng vì sự thay đổi thuật toán của Google. Chính vì thế, nếu nội dung bạn không hấp dẫn và cuốn hút, nhiều khả năng khách hàng sẽ chỉ vào website bạn, xem qua và bỏ đi. Công sức đầu tư làm SEO chợt bay biến. Thu hút khách hàng đã khó, giữ chân họ còn khó hơn.
Mạng xã hội: Có một lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội giúp bạn quảng bá hình ảnh và tương tác với khách hàng. Nhưng những chức năng đó mới chỉ là 50% sức mạnh của mạng xã hội. Để phát huy 50% còn lại, bạn nên phát triển thêm website, blog… nhằm kéo lượng khách hàng từ mạng xã hội qua. Dù sao thì, mạng xã hội chỉ là “đất đi thuê” (chủ đất là Facebook, Google+, Twitter…), còn website và blog mới thật sự là CỦA BẠN!

PR: PR và Marketing nội dung đều dựa trên nguyên tắc: dựa trên tâm lý khách hàng để giao tiếp với họ sao cho vừa làm họ hài lòng, vừa hướng họ suy nghĩ theo cách bạn muốn. Chính vì thế, hoạt động PR và Marketing nội dung có thể tay trong tay cùng nhau phối hợp nhịp nhàng để cho ra những nội dung đồng nhất và tiết kiệm chi phí.
Xây dựng thương hiệu: Cốt lõi của việc xây dựng và phát triển thương hiệu là những câu chuyện bạn kể cho khách hàng nghe, nhằm tạo ra mối liên hệ về cảm xúc giữa khách hàng và doanh nghiệp. Và các nhà Marketing nội dung chính là những người kể chuyện tài ba nhất.
Quảng cáo trả phí: Dù bạn quảng cáo bằng Google Ads, quảng cáo trên tivi, youtube hay báo chí, bạn cũng sẽ phải cạnh tranh với hàng chục, hàng trăm đối thủ sừng sỏ. Giữa một môi trường như vậy, bạn phải nổi trội, phải thu hút và hấp dẫn hơn các đối thủ. Hiện nay các công ty chủ yếu “nướng” tiền vào thiết kế quảng cáo đẹp và “xí chỗ” các vị trí thiết yếu. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, hãy tự làm mình nổi bật bằng những nội dung khiến khách hàng phải thốt lên kinh ngạc, phải tự tay chia sẻ, lan truyền cho người khác. Bằng cách đó, bạn vừa tiết kiệm chi phí, chính khách hàng cũng sẽ trở thành đại sứ quảng bá cho doanh nghiệp/sản phẩm của bạn!



Và còn nhiều lĩnh vực mà Marketing nội dung có thể kết hợp nữa. Giờ thì bạn đã thấy sự lợi hại và đa năng của Marketing nội dung chưa!

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

MARKETING NỘI DUNG LÀ CÁI GIỐNG GÌ?



Chúng ta không còn lạ gì với cụm từ "Marketing nội dung”. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn bị rối khi được đặt những câu hỏi như: Marketing nội dung là gì? Nó có thể giúp ích gì cho doanh nghiệp? Và quan trọng nhất: Marketing nội dung kết hợp như thế nào với các yếu tố khác của Marketing? Bài viết này sẽ giúp bạn sáng tỏ những vấn đề trên.

Theo định nghĩa của Content Marketing Institute: Marketing nội dung là chiến lược marketing tập trung vào việc TẠO RA và VẬN CHUYỂN những nội dung hữu ích và phù hợp đến với khách hàng, nhằm thu hút, giữ chân khách hàng mục tiêu và trên hết: thúc đẩy họ mua hàng của bạn.
Như vậy, có thể rút ra một số điều sau:

Marketing nội dung mang tính chiến lược - nó cần kế hoạch: Theo kinh nghiệm và các nghiên cứu của MCC thì, sự thành bại của kế hoạch Marketing nội dung phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có một kế hoạch rõ ràng hay không. Có một sự hoạch định công phu, chi tiết là bạn đã đi trước các đối thủ một bước.

Marketing nội dung bao gồm TẠO RA và VẬN CHUYỂN nội dung: Tạo ra nội dung hay ho lý thú thôi chưa đủ, bạn còn cần quảng bá cho nội dung đó nữa.

Nội dung bạn tạo ra phải phù hợp và có ích cho khách hàng: Không phải cứ có một đống nội dung rồi ném lên website là xong đâu bạn. Nếu những nội dung ấy “cùi bắp”, vô bổ và không lý thú, không hướng đến đối tượng khách hàng, nó chỉ là những con chữ sáo rỗng vô ích.

Marketing nội dung là một tiến trình không ngừng nghỉ: Mareting nội dung không phải là “tiên dược” cho doanh số của bạn, và nó sẽ không phát huy tác dụng chỉ sau một đêm. Chiến lược Marketing nội dung phải đi đôi với chiến lược marketing xuyên suốt. Chúng bổ trợ, dung hòa với nhau trong một tổng thể.

Nội dung phải thu hút và giữ chân khách hàng, với mục đích tối thượng là hướng họ đến hành động mua hàng: Nói cách khách, đừng tạo ra nội dung chỉ để cho có. Nội dung dù hay ho, khiến khách hàng muốn chia sẻ với người khác, nhưng nếu nó không thực hiện được mục tiêu bán hàng thì cũng chẳng giúp ích gì cho doanh nghiệp.

Hãy luôn tự hỏi: Khách hàng của bạn là ai? Bạn bắt buộc phải hiểu rõ đối tượng khách hàng của mình nhằm tạo ra nội dung phù hợp và thu hút nhất cho họ. Dù bạn có bán kem đánh răng - một sản phẩm dành cho mọi người, mọi lứa tuổi đi chăng nữa - thì bạn vẫn nên nhắm đến một nhóm khách hàng cụ thể (người giàu/người thu nhập trung bình/các bậc cha mẹ/giới trẻ…). Đối tượng chính mà bạn nhắm đến chính là nhóm người mua hàng của bạn nhiều nhất.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

TỪ ĐÔI MẮT ĐẾN TRÁI TIM ĐỘC GIẢ: CUỘC HÀNH TRÌNH CỦA NỘI DUNG




Trong đời bạn, hẳn bạn đã từng không ít lần đọc được những bài viết “trên cả tuyệt vời".
Những bài viết chạm vào tâm hồn, cảm xúc của bạn, khiến bạn tâm đắc, mê mẩn. Bạn phát cuồng vì chúng và đem chúng đi chia sẻ với người khác.
Những bài viết như vậy thật sự là một vũ khí mạnh mẽ cho chiến dịch marketing nội dung của bạn!
Nhưng làm sao để tạo ra những bài viết như vậy? Đó lại là một câu hỏi khó với bất kỳ “thợ đúc chữ” nào.
Tôi tin rằng, một bài viết đáng nhớ phải đi qua một cuộc hành trình đáng nhớ gồm 3 bước: Từ đôi mắt, đến tâm trí, và đến trái tim độc giả…
Nếu bạn là một content marketer, content creator, hay một copywriter, nếu bạn muốn tạo ra những mẩu nội dung khiến khách hàng phát cuồng vì bạn, hãy tuần tự mở 3 cánh cửa sau.



1. Bắt đầu từ đôi mắt

Bắt đầu từ đôi mắt” ở đây ám chỉ đến thiết kế.
Dù nội dung của bạn như thế nào đi nữa, thiết kế vẫn là điều mà khán giả có thể cảm nhận đầu tiên nhất.
Độc giả mở website của bạn lên, việc họ làm đâu tiên sẽ là đảo mắt một lượt từ trên xuống. Đó là lúc bạn có thể mở cánh cửa đi vào chiều sâu đôi mắt độc giả. Bằng màu sắc, bố cục, font chữ, hình ảnh, thứ bậc thể hiện… Tất cả những yếu tố đó khuyến khích, thu hút người đọc đi sâu vào phần nội dung bên trong.
Nếu bạn không thể thuyết phục được đôi mắt khách hàng đầu tiên, hãy quên bước tiếp theo đi. Bạn phải tập trung cải thiện thiết kế, để chiều lòng đôi mắt trước đã.

2. Rồi đến tâm trí khách hàng

Khi đã thuyết phục được đôi mắt khách hàng, bạn phải tiếp tục với tâm trí của họ.
Khách hàng rất bận bịu với hàng trăm nỗi lo âu thường nhật. Họ không thể tập trung toàn bộ tâm trí vào bài viết của bạn ngay từ đầu. Bạn phải cho họ những lý do thuyết phục. Bạn phải nói với họ rằng: “Này độc giả thân mến, bài này hay cực, chắc chắn bạn sẽ thích” nhưng bằng một cách kín đáo.
Một tiêu đề chính và một tiêu đề phụ tuyệt vời sẽ giúp bạn thuyết phục tâm trí khách hàng một cách tinh tế, ý nhị nhất. Hãy sáng tạo ra những câu tiêu đề không-thể-cưỡng-lại.
Ngoài tiêu đề, hãy chú ý đến cách in đậm câu cú, các hình ảnh đánh động cảm xúc, cách xuống dòng, gạch đầu dòng… Khách hàng là vua, là thượng đế, bạn phải trang trí bữa ăn thông tin đẹp đẽ thì họ mới vui vẻ dùng món.

3. Và hạ cánh ở trái tim

Những bài viết tuyệt vời nhất là những bài viết đánh động cảm xúc nơi người đọc. Rằng: “Người ta có thể không nhớ những gì bạn nói, nhưng sẽ không bao giờ quên những xúc cảm bạn mang đến cho họ” (Aaron Ludin). Hãy tạo ra những nội dung chạm thấu trái tim người đọc bằng cách mang đến cho họ những trải nghiệm sống động, đánh động vào những vấn đề, xúc cảm cá nhân của họ.
Và muốn làm như thế, bạn phải đồng cảm và thấu hiểu họ.


Mở lần lượt ba cánh cửa, và bạn sẽ ở mãi trong tâm trí người đọc!

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Nội dung hay ho nhưng không ai thấy?


Dạo qua website Mccopywriting.com chỉ một chốc lát, bạn sẽ thấy chúng tôi thường xuyên nhắc lại một lời khuyên: hãy tạo ra những nội dung thực sự chất lượng.


“Chất lượng” ở đây có nghĩa là những nội dung không những có ích mà còn phải hấp dẫn độc giả, khiến họ cảm thấy gắn bó với website, blog, fanpage của bạn. Không spam, không thông tin rác rưởi, không quảng cáo quá lố.

Nhưng khoan đã, bạn có nghĩ rằng, chỉ cần tạo ra những nội dung “tuyệt cú mèo” là khách hàng sẽ rầm rập ghé thăm blog, website của bạn?

Tôi không nghĩ vậy. Nội dung tốt chỉ là bước đầu tiên trong kế hoạch Marketing Nội dung. Sau khi bạn đã biết chắc những nội dung mình đăng tải không… cùi bắp, nghĩa là bạn đã tạo ra được nhiều giá trị. Bước tiếp theo bạn cần làm là vận chuyển những giá trị đó đến với người đọc.

Ban đầu khi chưa có nhiều độc giả, sẽ rất khó khăn và tốn kém để bạn có thể quảng cáo về website, blog của mình. Dưới đây là một số cách dễ dàng hơn mà bạn nên ưu tiên thực hiện:

#1: Xây dựng mối quan hệ

Hôm nay, ngày mai, tuần tới, và thậm chí là năm tới, bạn phải liên tục xây dựng mối quan hệ với chủ của các trang tin, blog hay fanpage nhằm đăng các bài viết của bạn lên các trang tin của họ. Họ là các blogger, nhà báo online, chủ các cộng đồng mạng xã hội… nói chung là tất cả những người đang nắm trong tay kênh giao tiếp với đối tượng khách hàng mà bạn nhắm tới.
Bí quyết của tôi trong việc xây dựng mối quan hệ với họ là:

a. Tạo nội dung khiến họ buộc-phải-chia-sẻ.
b. Vui vẻ tiếp cận và kết bạn với họ, hướng đến một tình bạn thật sự. Bạn và họ đều đang cố gắng phục vụ cùng một đối tượng độc giả, đều có những điểm chung, những nhận định chung. Hãy đào sâu những yếu tố đó và bạn sẽ có một người bạn tốt. 

Mọi người đều có lợi, phải không!

#2: Nội dung phải dễ đọc, dễ ghi nhớ, dễ chia sẻ

Người đọc thời nay lười lắm, bạn đừng mong họ sẽ ngấu nghiến từng chữ trong bài viết, hay sẽ copy đường link website của bạn và dán vào facebook để chia sẻ. Hãy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ làm những việc đó:

- Trình bày bài viết thân thiện, dễ dàng đọc lướt và nắm ý.
- Tiêu đề phải khiến người đọc không-thể-cưỡng-lại.
- Đặt nút share mạng xã hội thật đẹp mắt ngay bên cạnh bài viết.
- Nội dung không những phải hữu ích mà còn phải vui vẻ, thoải mái, mang lại sự tích cực cho người đọc.

#3: Đừng bắt chước

Ngay từ đầu, bạn nên cố gắng định hướng chiến lược Marketing Nội dung theo một lối đi riêng, không trùng lặp với các đối thủ. Các bài viết của bạn nên là độc nhất, khác biệt, nêu rõ quan điểm. Bằng cách "không là một ai cả", bạn biến mình thành một biểu tượng tin thần đặc trưng cho người đọc. Một số ví dụ: Hãy lướt qua website của học viện Prosales.vn, bạn sẽ thấy các nội dung của họ hướng đến tính thiền, tính tự chủ trong từng thông điệp truyền tải. Hay ghé qua website của Pepsi Việt Nam, bạn sẽ thấy một màu sắc trẻ trung và năng động…

Cá tính của bạn, sắc màu của bạn là gì? Hãy xác định rõ ràng ngay từ đầu. Và bạn sẽ là một, là duy nhất. Chiến lược này cần cả một quá trình lâu dài mới cho thấy hiệu quả, nhưng nó hoàn toàn xứng đáng với công sức bạn bỏ ra!

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Xây Thương hiệu bằng các Câu chuyện

  
Tất cả chúng ta đều thích nghe những câu chuyện. Thuở bé ta nghe những câu chuyện cổ tích của mẹ, của bà. Lớn lên chúng ta mê mẩn với những cuốn tiểu thuyết đầy tình tiết, hay vui thú với những câu chuyện vỉa hè, thậm chí nhiều người trong chúng ta còn thích cả những câu chuyện ngồi lê đôi mách. Những câu chuyện có tác dụng thần kỳ, chúng kết nối chúng ta đến những trải nghiệm, cảm xúc, giúp chúng ta gạt bỏ mọi sự phòng thủ, bảo thủ để tiếp nhận thông điệp.

Nếu bạn có thể sử dụng nghệ thuật kể chuyện trong việc xây dựng thương hiệu thì đó có thể là thứ vũ khí uy lực nhất giúp khắc sâu hình ảnh của bạn vào tâm trí khách hàng! Bởi lúc đó, bạn đã tạo ra một sợi dây liên kết cảm xúc giữa khách hàng với doanh nghiệp. Dưới đây là 8 lời khuyên bổ ích cho việc xây dựng thương hiệu bằng những câu chuyện.

1. Bạn muốn câu chuyện truyền tải điều gì? - Mục đích của câu chuyện

Bạn không cần phải vắt óc tưởng tượng ra mục đích của những câu chuyện mà mình sắp kể. Bởi không có gì xa lạ, những mục đích đó nằm ngay trong sứ mạng của doanh nghiệp, lịch sử doanh nghiệp và trong những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.

“Sứ mạng” là một từ mang đầy cảm xúc, và chắc chắn nội dung của nó cũng sẽ đầy xúc cảm như vậy. Và đó chính là lý do vì sao bạn nên truyền tải sứ mạng của doanh nghiệp vào câu chuyện. Doanh nghiệp bạn tin tưởng vào những giá trị nào? Điều gì khiến doanh nghiệp khác biệt so với các đối thủ? Mục đích cao cả của bạn là gì?… Đó là những câu hỏi mà bạn phải dành thời gian suy nghĩ trả lời.

2. Khách hàng của bạn là ai? - Thu hẹp đối tượng khách hàng

Bạn phải nắm rõ đối tượng khách hàng của doanh nghiệp mình. Ai là đối tượng mua sản phẩm của bạn nhiều nhất? Nhóm khách hàng nào tiềm năng nhất? Ai cũng sử dụng bàn là nhưng dân công sở thì sử dụng nhiều hơn là công nhân. Ai cũng dùng thuốc tẩy quần áo nhưng những bà mẹ có con nhỏ nghịch ngợm nên là ưu tiên hàng đầu…

Hãy thu hẹp phạm vi độc giả lại theo những yếu tố: tuổi tác, giới tính, thu nhập, nơi ở… Sau đó tìm hiểu họ đang có chung những suy nghĩ nào? Họ nhận thức như thế nào? Họ đang gặp những vấn đề gì. Marketing là “gãi đúng chỗ ngứa của khách hàng”, và cũng vì thế, bạn cần tìm được những “chỗ ngứa” trong suy nghĩ của họ.

3. Bạn có nhiêu tiền? - Nghiên cứu ngân sách cho phép


Nhiều khả năng bạn sẽ không có nhiều tỷ đồng (thậm chí nhiều chục tỷ) để chạy các đoạn quảng cáo đình đám. Nhưng dù sao đi nữa, làm marketing không nên quá tiết kiệm. Ít nhất bạn cần chi tiền cho một đội ngũ xây dựng nội dung quảng cáo nhằm nhào nặn thông điệp, thiết kế hình ảnh và các vấn đề liên quan khác.

Và bạn còn cần tiền vào một vấn đề quan trọng khác nữa, đó là…

4. Bạn sẽ tiếp cận khách hàng thông qua những kênh nào?

Ngày nay bạn đã có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng qua rất nhiều kênh khác nhau nhờ vào sức mạnh của mạng xã hội. Hãy nghiên cứu và xác định chính xác kênh truyền thông thích hợp nhất cho sản phẩm và đối tượng khách hàng của mình. Nếu bạn bán quần áo, phụ kiện, không gì thích hợp hơn Facebook. Nếu bạn bán các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh giải trí thì youtube xứng đáng là nơi chọn mặt gửi vàng. Nếu bạn nhắm đến đối tượng khách hàng cần thông tin nghiêm túc và hệ thống hóa thì một fanpage Facebook và một Blog nên được cân nhắc…

Chọn đúng kênh để giao tiếp với khách hàng là một chiến lược quan trọng mà bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nếu không, mọi nỗ lực marketing sẽ không đến được cái đích nó cần đến - khách hàng.

5. Đối thủ của bạn đang làm gì?

Để câu chuyện của bạn độc đáo, là duy nhất, bạn phải nghiên cứu chiến lược xây dựng thương hiệu từ những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Hãy nghe, đọc và xem những câu chuyện mà đối thủ của bạn đang kể cho khách hàng. Có như vậy bạn mới biết mình đang làm tốt điều gì và còn điều gì mình cần nỗ lực cải thiện, đồng thời cố gắng kể một câu chuyện hấp dẫn hơn và độc đáo hơn đối thủ của mình.

6. Định nghĩa thế nào là “thành công”?


Như thế nào là một chiến dịch xây dựng thương hiệu “thành công”? Liệu “thành công” có phải chỉ là một tính từ lờ mờ tối nghĩa trong đầu bạn? Bằng cách định nghĩa rõ ràng hai chữ “thành công”, bạn xác định cho mình một cái đích để vươn tới, chứ không chỉ là lao lên như con thiêu thân.

“Thành công” có thể xác định bằng mức độ lợi nhuận của chiến dịch. Nhưng trong phần lớn trường hợp, thành công của một chiến dịch xây dựng thương hiệu lại không phản ánh ở lợi nhuận. Bạn có thể định nghĩa một chiến dịch thành công dựa trên số chia sẻ mạng xã hội, số người tham gia đăng ký, số lượt download sản phẩm thử…

7. Hãy cởi mở chấp nhận thất bại


Người tính không bằng trời tính; thành ra nhiều khi có những ý tưởng nghe qua rất tuyệt vời nhưng vẫn thất bại. Và khi đó, điều quan trọng nhất là bạn phải biết đón nhận chúng, suy xét, nghiên cứu xem điều gì chưa ổn, nghiên cứu, nghiền ngẫm vấn đề dưới nhiều góc cạnh để tìm ra cái nhìn khách quan nhất. 

Và xem nào, bạn đã sai ở đâu: đối tượng khách hàng đã phù hợp chưa? Có cần thay đổi kênh tiếp cận không? Nội dung câu chuyện đã đủ hấp dẫn và đánh vào cảm xúc chưa?

8. Xây dựng thương hiệu không ngưng nghỉ

Đừng bao giờ hài lòng với những gì mình đạt được. Xây dựng thương hiệu là một quá trình không có điểm dừng (trừ khi bạn… phá sản!). Kể từ bây giờ, mọi thông điệp bạn truyền tải cho khách hàng đều phải bám vào chiến lược đã được vạch sẵn.

Đừng dừng lại bạn nhé. Nếu bạn muốn có những khách hàng trung thành, điều đầu tiên là chính bạn phải trung thành với câu chuyện bạn kể. Hãy kiên trì và kiên định. Rồi quả ngọt sẽ đến với bạn. Sớm thôi…